LÀM SAO ĐỂ THIẾT KẾ BẾP ĂN GIA ĐÌNH TỐI ƯU CÔNG NĂNG - THẨM MỸ - PHONG THỦY

Bếp diện tích nhỏ không được bố trí hợp lý dẫn đến tình trạng xoay người một cái là vướng đồ. Thiết kế bếp ăn gia đình diện tích rộng nhưng khoảng cách giữa các khu vực thiếu thuận tiện trong việc nấu nướng. Hay bếp ẩm thấp, thiếu ánh sáng, tích tụ mùi đồ ăn lâu ngày, bếp “kém sang”… là rất rất nhiều những vấn đề khiến chị em đau đầu.

Đừng lo lắng, tham khảo ngay bài viết nhé!

1/ Tầm quan trọng của bếp ăn gia đình

– Bếp là trái tim của mỗi ngôi nhà, lưu giữ lửa yêu thương và là nơi chuẩn bị những bữa ăn ngon cho các thành viên trong gia đình.

– Bếp nâng tầm không gian sống nhà bạn nếu biết cách đầu tư, chăm chút. Thậm chí, bếp thời hiện đại còn đóng vai trò trung tâm, vai trò làm điểm nhấn.

– Theo quan niệm phong thủy, bếp ảnh hưởng trực tiếp đến tài lộc, sức khỏe của gia đình gia chủ.

Vì thế, thiết kế bếp ăn gia đình phải đảm bảo công năng, thẩm mỹ, an toàn và thẩm mỹ!

2/ Kinh nghiệm thiết kế bếp ăn gia đình

2.1/ Đảm bảo công năng

Ứng dụng nguyên tắc tam giác vàng:

 

 

Nguyên tắc tam giác vàng (hay nguyên tắc tam giác bếp, nguyên tắc tam giác hữu dụng của bếp) được hình thành từ năm 1940. Nguyên tắc này hướng dẫn cách bố trí 3 khu vực chính trong nhà bếp là Bếp nấu, Bồn rửa và Tủ lạnh để không gian bếp hợp lý và người nấu bếp luôn được thoải mái.

Theo nguyên tắc này thì 3 khu vực chính vừa được đề cập ở trên phải tuân thủ các quy tắc sau:

1. Chiều dài của bất cứ cạnh nào của tam giác cũng nằm trong khoảng 1.2m đến 2.7m, không được ngắn hơn 1.2m hay dài hơn 2.7m.

2. Tổng chiều dài 3 cạnh tam giác ở trong khoảng 4m đến 7.9m.

3. Tủ bếp, tủ đựng đồ… không chặn bất cứ cạnh nào của tam giác quá 30cm.

4. Luồng lưu thông chính trong nhà không nên cắt ngang cạnh nào của tam giác.

5. Vật dụng bếp có kích thước lớn không nằm giữa 2 điểm bất kỳ của tam giác Bếp nấu, Bồn rửa và Tủ lạnh.

Nguyên tắc tam giác vàng được ứng dụng ở các kiểu thiết kế bếp tiêu biểu:

 

Trải qua rất nhiều năm nhưng nguyên tắc tam giác vàng vẫn được các kiến trúc sư, nhà thiết kế học hỏi và ứng dụng linh hoạt. Đây là nguyên tắc nền để các thiết kế bếp hợp lý, khoa học hơn.

Đương nhiên, phòng bếp hiện nay không chỉ có 3 khu vực chính và dành cho 1 người nấu bếp nữa. Diện tích bếp rộng cộng với sự đầu tư tương xứng về nội thất, thiết bị cũng như nhu cầu sử dụng đa dạng, phong phú hơn của gia chủ… nên nguyên tắc này không còn bị bó buộc bằng những con số chuẩn xác.

Thay vào đó, không gian bếp có khoa học, hợp lý hay không phụ thuộc vào năng lực thiết kế, kinh nghiệm thiết kế của người thiết kế. Khoảng cách giữa 3 khu vực này sẽ được tự động điều chỉnh để vừa phù hợp với diện tích, vừa đảm bảo tính thuận tiện cho người nấu bếp. 

Cách bố trí một số vật dụng phổ biến trong khu bếp:

– Tủ bếp:

+ Chiều cao hợp lý của tủ bếp nằm trong khoảng 2.2m – 2.5m (tính luôn cả phào chỉ trang trí).

+ Kích thước tủ bếp trên: Cao 0.8m, sâu 0.53m.

+ Kích thước tủ bếp dưới: Cao 0.81m – 0.86m, sâu 0.55m – 0.6m

+ Mặt đáy tủ bếp trên và mặt bàn tủ bếp dưới phải cách nhau 0.6m – 0.65m để máy hút mùi hoạt động tốt nhất.

– Bồn rửa: 

+ Kích thước tối thiểu để đặt bồn rửa: 90 cm (rộng) x 65cm (cao) x 20cm (sâu).

+ Bạn nên bố trí bồn rửa gần với khu vực bàn chuẩn bị đồ nấu và tủ lạnh.

– Tủ lạnh:

+ Khi thiết kế bếp ăn gia đình, việc bố trí tủ lạnh rất quan trọng. Bạn phải quan sát không gian xung quanh vì khi mở tủ lạnh ra, cánh cửa tủ lạnh rất có thể bị vướng. 

+ Giữa tủ lạnh và các vật dụng khác nên có khoảng cách là 38cm. Theo tiêu chuẩn quốc tế, bạn cần dành khoảng trống phía trước tủ lạnh là 75cm x 120cm, tức là, khoảng cách từ đường trung tâm sàn nhà bếp đến cạnh chân đầu tiên của tủ lạnh tối đa là 120cm.

– Bếp nấu: 

+ Không bố trí bếp nấu ngay vị trí mở cửa cửa sổ và gần chậu rửa, tủ lạnh… (Chúng tôi sẽ phân tích yếu tố này ở phần phong thủy thiết kế bếp ăn gia đình).

+ Bạn nên thiết kế bếp dạng đảo, bán đảo với khoảng trống phía sau mặt bếp tối thiểu 25cm.

+ Chiều cao tối đa khu bếp nấu là 86cm.

– Máy hút mùi: Bố trí ngay trên bếp nấu để đạt hiệu quả hút mùi, hút khói cao nhất.

– Lò nướng, lò vi sóng: 

+ Lò nướng, lò vi sóng có thể được đặt trong các ô tủ bếp được thiết kế theo modun từ trước.

+ Vị trí đặt lò nướng, lò vi sóng phụ thuộc vào chiều cao của người sử dụng, nhưng hầu hết, chúng sẽ được đặt thấp hơn vai người dùng 7cm và không cao hơn 140cm tính từ sàn nhà. 

+ Nếu lò nướng, lò vi sóng đặt ở sàn nhà phải cách sàn ít nhất 38cm, nếu đặt lò trong ngăn tủ, bạn phải chừa khoảng không gian phía trên lò để lò hoạt động ổn định và không tích tụ mùi nấu nướng.

+ Khoảng trống hai bên lò ít nhất 38cm và không lớn hơn 120cm.

– Máy rửa chén: Máy rửa chén phải cách bồn rửa tối đa 90cm.

– Thùng đựng rác: 

+ Các thiết kế tủ bếp hiện đại ngày nay thường tích hợp không gian để thùng đựng rác bên trong các cánh tủ, ngay dưới bồn rửa để thuận tiện cho việc sử dụng, dọn dẹp. 

+ Hoặc bạn cũng có thể bố trí thùng rác rời bên ngoài miễn sao thuận tiện và vệ sinh nhất.

Lựa chọn vật liệu khu bếp bền, dễ bảo quản, lau chùi:

Các KTS khi thiết kế bếp ăn gia đình cũng đồng thời tư vấn về các loại vật liệu, chất liệu phù hợp. Đương nhiên, tùy vào phong cách thiết kế, sở thích và vốn đầu tư mà đề xuất dành cho bạn sẽ khác nhau.

Louis chỉ tư vấn rằng: Vì bếp là khu vực diễn ra các hoạt động nấu nướng thường xuyên, hay bám dầu mỡ, bụi bẩn nên phải chọn loại vật liệu bền và có bề mặt dễ dàng lau chùi, vệ sinh. 

Nhìn xa trông rộng:

Bạn là người hiểu rõ hơn ai hết về nhu cầu sử dụng của gia đình mình. Cho nên, khi làm việc với KTS thiết kế, bạn nên đề xuất, cung cấp các thông tin xoay quanh việc nấu bếp của bạn. Ví dụ, nhà bạn thường nấu món nào, nhu cầu sử dụng bếp gas, bếp từ, lò nướng, lò vi sóng… ra sao. Có như vậy, phương án thiết kế đưa ra mới tối ưu và đạt hiệu quả cao nhất về mặt công năng.

Chiếu sáng và thông gió:

– Ánh sáng tự nhiên: Bạn có thể tận dụng nguồn năng lượng thiên nhiên bằng cách mở cửa sổ ở khu bếp. Nguồn năng lượng này còn điều hòa không khí, lọc mùi rất hiệu quả.

– Đèn trang trí, chiếu sáng nhân tạo: Khu bếp phải được đảm bảo ánh sáng cho việc nấu nướng vào ban đêm. Bạn nên chọn các loại thiết bị có ánh sáng dịu nhẹ để giảm sức nóng ở khu bếp.

– Ngoài ra, nếu khu bếp nhà bạn có diện tích hẹp, bạn nên bố trí quạt thông gió để giúp khu vực bếp nấu luôn thông thoáng. 

2.2/ Đảm bảo yếu tố thẩm mỹ

Hiện nay, bếp không đơn thuần là khu vực chuẩn bị đồ ăn nữa, bếp được đầu tư như khu vực trung tâm ngôi nhà, thậm chí thể hiện đẳng cấp hiếm có của gia chủ. Vì thế, vấn đề thẩm mỹ thiết kế bếp ăn gia đình ngày càng được chú trọng.

Thường thì khu bếp sẽ được thiết kế tone xuyệt tone với ngôn ngữ thiết kế nội thất toàn nhà. Nhưng,bạn cũng có thể phá cách không gian này để khu bếp trở nên khác biệt, ấn tượng.

Nhất là khi thiết kế bếp đáp ứng công năng thì một phần không gian bếp đã rất gọn gàng – một trong những yếu tố quyết định thẩm mỹ của khu bếp. Việc còn lại là lựa chọn phong cách thiết kế, màu sắc và yếu tố trang trí. Ở phần này, MỘC MIÊN không thể tư vấn kỹ cho các bạn được qua vài dòng, chúng tôi chỉ đưa ra được lời tư vấn chính xác, phù hợp nhất khi bạn trực tiếp cùng chúng tôi thảo luận.

2.3/ Đảm bảo yếu tố an toàn

– Bếp nấu không được đặt quá gần cửa sổ, dưới cửa sổ, cửa sổ tránh làm từ các vật liệu dễ cháy nổ.

– Là khu vực đặc thù với các hoạt động nấu nướng thường xuyên xảy ra, yếu tố an toàn khu bếp phải được chú trọng. Bạn nên lắp hệ thống báo khói, báo cháy, báo rò rỉ gas để khu bếp luôn được an toàn.

– Lắp bình chữa cháy cách sàn 38cm – 120cm, bình chữa cháy dễ sử dụng và nếu có trường hợp khẩn cấp thì bình chữa cháy sẽ đạt hiệu quả nhanh nhất.

2.4/ Đảm bảo yếu tố phong thủy

Hướng bếp:

– Hướng bếp phải hợp cung mạng, “tọa hung hướng cát” để tài lộc của gia chủ luôn hưng vượng.

– Không đặt bếp quay lưng với hướng chính của nhà.

Vị trí đặt bếp:

+ Không đặt bếp đối diện phòng vệ sinh, đối diện phòng ngủ.

+ Không đặt bếp gần bồn rửa hay kẹp giữa bồn rửa và tủ lạnh. Vì hỏa kỵ thủy, mà bếp nấu tượng trưng cho Hành Hỏa, bồn rửa và tủ lạnh tượng trưng cho Hành Thủy.

+ Nên đặt ở cung tương hợp, cung sơn chủ để hút tài lộc cho gia chủ.

Màu sắc chủ đạo:

Thiết kế bếp ăn gia đình hợp phong thủy thì việc lựa chọn màu sắc cũng phải tuân thủ các quy tắc theo phong thủy cung mệnh. Bạn thuộc mệnh nào thì nên lựa chọn màu sắc phù hợp cung mệnh đó. Tuy nhiên, bạn tránh lựa chọn những gam màu chói vì không gian bếp đã quá nóng, màu sắc sặc sỡ sẽ làm người sử dụng rơi vào cảm giác khó chịu.

Nội thất và trang trí:

– Để không gian bếp đạt được sự cân bằng về phong thủy, bạn có thể lát sàn bằng đá hoặc bàn bếp bằng đá (Hành Thổ) hoặc treo tranh sông ngòi, chọn màn cửa màu nước biển (Hành Thủy). Nhưng đừng treo tranh sông ngòi ngay khu vực bếp nấu kẻo làm ảnh hưởng đến nguồn tài lộc của gia chủ nhé.

– Bàn ăn nên chọn hình tròn, hình chữ nhật, hình elip để tạo cảm giác sum họp, quây quần, tránh chọn loại bàn ăn nhiều góc nhọn.

Trên đây là một số kinh nghiệm mà MỘC MIÊN rút ra và tổng hợp được để thiết kế bếp ăn gia đình đảm bảo công năng, thẩm mỹ và phong thủy. Đương nhiên, chúng tôi không thể chia sẻ một cách chi tiết ở trong bài viết này được, và nội dung này cũng không thật sát với bất cứ trường hợp khách hàng nào.

Chúng tôi sẽ tư vấn cụ thể khi đảm nhận dự án thiết kế của các bạn, lúc đó, nhu cầu sử dụng bếp, thẩm mỹ khác biệt hay các điểm lưu ý về mặt phong thủy mới được đảm bảo. Ngay sau đây là bộ sưu tập thiết kế bếp ăn gia đình do đội ngũ MỘC MIÊN trực tiếp thực hiện, các bạn tham khảo để có thêm ý tưởng nhé.

Đối tác khách hàng

MỘC MIÊN | DESIGN - BUILD - FURNITURE | Hotline : 0822 012 012

Hotline: 0822 012 012
Chỉ đường icon zalo Zalo: 0902728717 SMS: 0822 012 012
Facebook